Yoast là plugin SEO được nhiều người tải về nhất cho website WordPress. Yoast SEO đơn giản quá trình tối ưu On-page SEO và technical SEO, giúp các chủ sở hữu trang web và người viết nội dung tập trung nhiều hơn vào xây dựng content cho website. Trong bài viết này, Bác Sĩ SEO sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt phiên bản Yoast SEO miễn phí để tối ưu SEO cho trang web.
Tải và kích hoạt Yoast SEO
Trước khi làm theo các bước cài đặt Yoast SEO dưới đây, hãy đảm bảo trang web của bạn đã được đổi sang ngôn ngữ chính là tiếng Việt để quá trình cài đặt diễn ra dễ dàng hơn.
Truy cập vào Cài đặt >> Tổng quan.

Đổi ngôn ngữ của trang thành Tiếng Việt và lưu thay đổi.

OK.
Tiếp theo, chúng ta sẽ tải và cài đặt Yoast SEO từ trang plugin.
Quá trình này khá đơn giản nếu bạn đã quen với việc tải và cài đặt plugin cho WordPress.
Truy cập vào Plugin >> Cài mới.

Trong thanh tìm kiếm, bạn nhập vào “Yoast SEO”.
Cài đặt >> Kích hoạt

Như vậy là bạn đã xong phần cài đặt và kích hoạt Yoast SEO.
Configuration wizard – trình cài đặt nhanh
Sau khi cài đặt xong, bạn sẽ nhận được một thông báo của Yoast SEO về trình cài đặt nhanh (hay còn gọi là configuration wizard).
Click vào đó để tiến hành cài đặt nhanh plugin Yoast SEO cho trang web.

Vì Bác Sĩ SEO đã cài đặt Yoast SEO trước đó nên giao diện của bạn có thể khác một chút so với hình ảnh trên.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn cài đặt Yoast SEO thì bạn sẽ thấy dòng chữ “Cấu hình SEO lần đầu tiên” và “trình cài đặt nhanh”. Click vào “trình cài đặt nhanh” để bắt đầu cài đặt Yoast SEO.
Chúng ta sẽ tìm hiểu từng phần của trình cài đặt nhanh của Yoast.
1. Môi trường (Enviroment)

Nếu trang web của bạn đã hoàn thành thì hãy chọn Tùy chọn A để Google và các công cụ tìm kiếm khác tìm thấy và index trang web của bạn.
Đọc bài viết này của Bác Sĩ SEO để biết index là gì.
Nếu bạn cần thêm thời gian để xây dựng website và tạo content cho trang web thì hãy chọn Tùy chọn B để các công cụ tìm kiếm không index trang web của bạn lên trang kết quả tìm kiếm.
Bạn hoàn toàn có thể chọn lại Tùy chọn A sau khi trang web của bạn đã sẵn sàng để được index.
2. Loại website (Site type)

Yoast SEO cung cấp cho bạn 7 loại website bao gồm:
- Blog
- Cửa hàng online (an online shop, eCommerce store)
- Trang tin tức (news channel)
- Doanh nghiệp nhỏ offline (small offline business)
- Tổ chức (corporation)
- Hồ sơ (portfolio)
Nếu bạn không thấy loại website của mình thì hãy chọn lựa chọn cuối cùng (khác).
Hãy chọn loại website phù hợp với trang web của bạn (ví dụ: Bác Sĩ SEO là một trang blog).
3. Trang web đại diện cho tổ chức hay cá nhân (Organization or person)
Nếu trang web của bạn đại diện cho một tổ chức thì Yoast SEO sẽ yêu cầu bạn cung cấp hai thông tin cần thiết là tên tổ chức (doanh nghiệp, công ty) và logo.

Nếu trang web của bạn đại diện cho một cá nhân (cho bạn) thì Yoast SEO sẽ tự động lấy thông tin tài khoản WordPress cá nhân của bạn để thêm vào.

4. Hiển thị với công cụ tìm kiếm (Search engine visibility)

2 câu đầu tiên là 2 câu hỏi mặc định Yoast SEO sẽ hỏi bạn trong phần search engine visibility.
Hãy chắc chắn bạn chọn Có cho cả 2 lựa chọn Bài viết (Post) và Trang (Page).
Bài viết (Post) và Trang (Page) là hai thứ phải được các công cụ tìm kiếm tìm thấy và hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm.
Câu hỏi Mẫu của tôi (My templates) sẽ xuất hiện nếu bạn đã cài đặt plugin Elementor cho WordPress. Nếu bạn thấy câu hỏi này, hãy chọn Không.
Elementor là plugin page builder không thể thiếu của một trang web WordPress.
Nó giúp cho việc thiết kế website trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Elementor là một trợ thủ đắc lực của web designer.
Bạn có thể tải Elementor miễn phí ngay tại trang Cài mới plugin của WordPress.
Nhưng nếu muốn tận dụng tối đa mọi tính năng của Elementor thì bạn có thể mua Elementor ngay tại trang chủ với giá chỉ từ $49/năm cho một trang web.
5. Nhiều tác giả (Multiple authors)

Ở phần này, nếu trang web của bạn chỉ có một tác giả (thường là chính bạn), hãy chọn Không để tránh bị lỗi trùng lặp nội dung.
Nếu trang web của bạn chỉ có một tác giả mà bạn chọn Có trong phần này thì WordPress sẽ tạo cho bạn một trang tác giả riêng.
Trang tác giả này cũng sẽ hiển thị tất cả các bài viết mà bạn đã tạo ra, giống hệt như trang blog.
Và khi Google thu thập thông tin trang web của bạn, Google sẽ không biết trang nào cần phải được lập chỉ mục (trang tác giả hay trang blog?). Đây chính là lỗi nội dung trùng lặp và lỗi này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web.

Vì vậy, hãy chọn Không cho phần Nhiều tác giả (Multiple authors) để không bị mắc lỗi tạo ra nội dung trùng lặp nếu trang web của bạn chỉ có một tác giả duy nhất.
Trong bài blog tìm hiểu về technical SEO, Bác Sĩ SEO có đề cập đến rel canonical, là thuộc tính được dùng để phân biệt nội dung trùng lặp và nội dung gốc của trang web. Nếu bạn chưa biết rel canonical là gì thì hãy đọc technical SEO để tìm hiểu thêm.
6. Cài đặt tiêu đề (Title settings)

Phần này khá đơn giản.
Bạn chỉ cần điền tên website và chọn dấu ngăn cách tiêu đề là được.
Dấu ngăn cách tiêu đề sẽ được sử dụng trong thẻ title tag cho cả Trang (Page) và Bài viết (Post) của một trang web.
Ví dụ.
Dấu ” – “: Backlink là gì? Làm sao để nhận backlink chất lượng – Bác Sĩ SEO.
Dấu ” | “: Backlink là gì? Làm sao để nhận backlink chất lượng | Bác Sĩ SEO.
(Bạn đã biết cách để nhận backlink chất lượng?)
Đa số các website chỉ sử dụng dấu ngăn cách tiêu đề là dấu ” – ” hoặc dấu ” | ” để tăng tính chuyên nghiệp cũng như bảo đảm tiêu đề có độ rộng không quá 600 pixels để tối ưu chuẩn SEO cho tiêu đề.
Đọc bài viết này để biết cách viết một tiêu đề chuẩn SEO cho website.
7. Chia sẻ dữ liệu với Yoast SEO (Help us improve Yoast SEO)

Bạn có thể chọn Yes hoặc No tùy thích.
Bác Sĩ SEO không muốn trang web của mình bị chậm đi nên đã chọn No.
8. Các phần còn lại
Hai phần tiếp theo không liên quan đến cài đặt Yoast SEO nên bạn chỉ cần ấn “Tiếp” để bỏ qua và “Đóng” để hoàn tất quá trình cài đặt nhanh Yoast SEO.

Nhưng chỉ nhiêu đó là chưa đủ.
Chúng ta sẽ tìm hiểu cách cài đặt Yoast SEO kỹ hơn ở bên dưới để tối đa những lợi ích mà nó mang lại.
Tổng quan
Đây là nơi bạn có thể truy cập vào phần Tổng quan (General) của Yoast SEO.

Và đây là giao diện của phần tổng quan, bao gồm 3 tab chính: Tổng quan, Tính năng và Webmaster Tools.

Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu từng tab một.
1. Tổng quan

Bạn sẽ thấy trình cài đặt nhanh ban đầu đã được Yoast SEO cấu hình lại.
Đây là nơi bạn có thể “mở lại trình cài đặt” để thực hiện những thay đổi cần thiết như:
- Cho phép các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục trang web.
- Thay đổi loại hình website.
- Thay đổi một tác giả thành nhiều tác giả.
- …
Ngoài việc thay đổi trình cài đặt nhanh thì bạn không cần phải làm gì khác ở tab Tổng quan này.
2. Tính năng
Thực ra Tính năng là tab bạn hoàn toàn có thể giữ nguyên.
Nhưng nếu bạn tò mò thì đây là những tính năng Bác Sĩ SEO đã kích hoạt và hủy kích hoạt.

Phân tích SEO (SEO analysis): không bật tính năng này cũng giống như bạn xóa Yoast SEO.
Phân tích khả năng dễ đọc (Readability): tắt, không cần thiết. Tính năng này sẽ làm chai sạn tính sáng tạo trong câu chữ của bạn.
Nội dung quan trọng (Cornerstone content): bật.
Bộ đếm các liên kết (Text link counter): bật.
Sơ đồ trang XML (XML Sitemaps): phải bật. (tìm hiểu thêm về sơ đồ trang XML trong bài blog technical SEO của Bác Sĩ SEO hoặc đọc bài viết này để biết cách tạo sitemap cho website WordPress).
Tích hợp Ryte (Ryte integration): tắt, không cần thiết, nặng website.
Danh mục thanh quản trị (Admin bar menu): bật.
Security (no advanced or schema settings for authors): bật.
Track dữ liệu (Usage Tracking): tắt (tính năng này đã được cấu hình trước trong trình cài đặt nhanh).
REST API: Head endpoint: bật.
Nhớ lưu thay đổi trước khi bạn cài đặt những phần tiếp theo.
3. Sử dụng Webmaster Tools để xác minh trang web trong Google Search Console
Bác Sĩ SEO sẽ hướng dẫn bạn xác minh quyền sở hữu tên miền/trang web với Google Search Console sử dụng Webmaster Tools của Yoast.
Đây là giao diện của tab Webmaster Tools trong phần Tổng quan.

Click vào đường link “Google Search Console”.

Bên dưới là giao diện xác minh tên miền của Google Webmaster Central sau khi bạn click vào liên kết trên.

Bạn có thể thấy dòng chữ màu xanh lá cây Already verified using this method.
Bởi vì trước đó Bác Sĩ SEO đã xác minh quyền sở hữu tên miền bằng bản ghi DNS, nếu bạn không biết cách thực hiện thì hãy đọc bài viết này.
Bạn có thể xác minh quyền sở hữu tên miền/website bằng nhiều cách khác nhau, thậm chí là cả 2, 3 cách cùng một lúc.
Để xác minh quyền sở hữu website sử dụng Webmaster Tools của Yoast SEO, chúng ta phải chọn phương án HTML tag.
Ngay sau khi chọn phương án HTML tag, bạn sẽ thấy một đoạn mã hiện ra, giống như thế này.

Bạn copy đoạn mã đó, để nguyên tab Webmaster Central của Google và paste nó vào thanh Code xác nhận từ Google trong Webmaster Tools của Yoast SEO và bấm Lưu thay đổi.

Tiếp tục quay trở lại tab web có chứa đoạn mã HTML tag và bấm vào VERIFY để hoàn tất quá trình xác minh.

Khi giao diện bên dưới hiện ra, bạn đã xác minh website với Yoast SEO thành công.

Hiển thị khi tìm kiếm (Search Appearance)
Hiển thị khi tìm kiếm là phần bên dưới Tổng quan.
Đây là phần khá quan trọng nên bạn đừng bỏ qua.

1. Tổng quan (General)
Tab Tổng quan trong phần Search Appearance sẽ có giao diện giống như hình bên dưới.
Thật ra, đây là phần bạn đã thiết lập trong trình cài đặt nhanh nên bạn hoàn toàn có thể bỏ qua tab này mà không cần làm gì khác.

2. Loại nội dung (Content Types)
Đây cũng là tab bạn đã hoàn thành trong phần Search Engine Visibility (hiển thị với công cụ tìm kiếm) trong trình cài đặt nhanh.
Bây giờ bạn sẽ điều chỉnh chi tiết hơn, chủ yếu là điều chỉnh SEO Title cho cả Post (Bài viết) và Page (Trang).
Bài viết (Post)
Đây là những cài đặt của phần Post (Bài viết) bạn nên thiết lập theo.

Trang (Page)
Và đây là cài đặt của phần Page (Trang).

Nếu bạn đã cài đặt Elementor thì bạn sẽ thấy phần “Mẫu của tôi (elementor_library)” phía bên dưới. Vì chúng ta đã chọn không hiển thị phần này trong trình cài đặt nhanh nên bạn có thể bỏ qua.
Lưu ý
Phiên bản mới nhất của Yoast đã bổ sung thêm cài đặt schema (Schema settings) cho tab nội dung của Yoast SEO trong phần Search Appearance.
Bạn không cần điều chỉnh gì thêm cho phần này, chỉ cần để mặc định là được.


3. Media
Phần này bạn để mặc định là Có.

4. Nguyên tắc phân loại (Taxonomies)
Tab Nguyên tắc phân loại (Taxonomies) có 3 phần: Chuyên mục (category), Thẻ (post_tag) và Format (post_format).
Chuyên mục (category)
Cài đặt Category (Chuyên mục) phụ thuộc khá nhiều vào loại hình website của bạn.
Nếu trang của bạn là trang blog có nhiều bài viết thuộc nhiều chuyên mục khác nhau thì bạn nên chọn Có cho lựa chọn “Hiển thị chuyên mục” để tăng khả năng hiển thị của trang web trên trang kết quả tìm kiếm.
Nếu trang blog của bạn chuyên sâu vào một niche cụ thể và không có quá nhiều chuyên mục thì bạn nên cài đặt theo ảnh dưới đây.

Nếu trang web của bạn là một cửa hàng online thì bạn nên chọn Có cho phần “Hiển thị chuyên mục” để tăng khả năng hiển thị sản phẩm trên trang kết quả tìm kiếm.
Nếu trang web của bạn là một trang tin tức (news channel) bao quát nhiều lĩnh vực, bạn cũng nên chọn Có cho “Hiển thị chuyên mục”.
Thẻ (post_tag)
Phần này bạn nên cài đặt Không và Ẩn để tránh bị lỗi trùng lặp nội dung.

Format (post_format)
Không có gì đáng lo ngại ở phần này, bạn để nguyên mặc định.

5. Lưu trữ (Archives)
Thiết lập lưu trữ theo tác giả (Author archives settings)
Phần này đã được hoàn thành trong mục Nhiều tác giả (Multiple authors) trong trình cài đặt nhanh.

Thiết lập lưu trữ theo thời gian (Date archives settings)
Để mặc định.

Trang đặc biệt (Special pages)
Để mặc định.

6. Đường dẫn (Breadcrumb)
Mặc định cài đặt đường dẫn breadcrumb của Yoast SEO là “Đã vô hiệu hóa”.

Vì breadcrumb là một chủ đề techincal SEO khá phức tạp nên bài viết này sẽ không đề cập đến. Bạn có thể để nguyên cài đặt mặc định breadcrumb trong Yoast như hình trên.
7. RSS Feed
Bạn nhập các giá trị như hình bên dưới vào tab cài đặt RSS.
%%BLOGLINK%%
%%POSTLINK%%
%%POSTLINK%%
%%AUTHORLINK%%

Như vậy là bạn đã hoàn tất cài đặt cho phần Hiển thị khi tìm kiếm (Search Appearance) trong Yoast SEO.
Nhớ save lại tất cả sau khi hoàn thành.
Tạo file robots.txt với Công cụ (Tools) của Yoast SEO
Phần cuối cùng chúng ta cần cài đặt trong Yoast là Công cụ (Tools).

Hình bên dưới là giao diện của phần công cụ trong Yoast SEO.
Ở phần này chúng ta chỉ cần quan tâm đến Trình chỉnh sửa tập tin (File edtior).
Bạn hãy click vào liên kết Trình chỉnh sửa tập tin.

Chúng ta sẽ tạo file robots.txt ở đây (đọc bài viết về technical SEO của Bác Sĩ SEO để biết file robots.txt là gì).

Sau khi click vào, bạn sẽ thấy nội dung của file robots.txt sẽ giống như ảnh bên dưới, ngoại trừ dòng cuối cùng.

Dòng cuối cùng là đường dẫn đến sơ đồ trang (sitemap) để Google tìm thấy file sitemap của trang web dễ hơn. Nếu trang web của bạn là một trang web mới thành lập thì bạn nên thêm dòng này vào trong file robots.txt.
Bạn có thể copy dòng dưới đây và thay đổi “tentrangweb.com” thành tên miền trang web của bạn là được, ví dụ: bacsiseo.com.
Sitemap: https://tentrangweb.com/sitemap_index.xml
Bấm Lưu thay đổi vào robots.txt để hoàn tất quá trình tạo file robots.txt cho trang web.
Lưu ý
Bác Sĩ SEO có hướng dẫn bạn cách tự tạo file robots.txt cho trang web WordPress mà không cần phải thông qua plugin Yoast SEO.
Trong trường hợp bạn không sử dụng Yoast, hãy đọc bài technical SEO để biết cách tự tạo file robots.txt cho WordPress trong vòng 5 phút.
Tổng kết
Như vậy là bạn đã hoàn thành cài đặt plugin Yoast SEO cho WordPress.
Làm gì tiếp theo?
Đọc bài blog hướng dẫn cách viết bài chuẩn SEO cho website WordPress.
Hoặc đọc bài viết này để tìm hiểu thêm về backlink.