Hướng dẫn cấu trúc website chuẩn SEO toàn tập

Tại sao bạn phải quan tâm đến cấu trúc website chuẩn SEO?

Bởi vì không phải cứ xây dựng một trang web là tự động sẽ có khách truy cập ghé thăm trang web đó.

Nếu chỉ đơn giản như vậy thì các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo Search!,… đã không tồn tại.

Bạn nhớ lại xem.

Có bao nhiêu địa chỉ trang web như tentrangweb.com, tentrangweb.vn mà bạn đã từng gõ vào thanh địa chỉ (thanh URL) để truy cập trực tiếp?

Hầu như mọi người chỉ nhớ một vài tên miền như facebook.com, gmail.com,…

Thậm chí nhiều người chỉ search facebook rồi ấn enter và để Google tìm trang facebook cho họ.

Bạn đã từng giống thế này?

  • Search “tiki” thay vì “tiki.vn”.
  • Search “youtube” thay vì “youtube.com”.
  • Search ” bac si seo” thay vì “bacsiseo.com”.
  • Search “lien quan” thay vì “lienquan.garena.vn”.
  • Search “viet nam business inside” thay vì “vietnambusinessinsider.vn”.
  • Search “google sheets” thay vì “www.google.com/intl/vi_VN/sheets/about/”.

Đã qua rồi cái thời chúng ta phải ghi nhớ đường liên kết để truy cập một trang web.

Sự ra đời của các công cụ tìm kiếm đã thay đổi hoàn toàn hành vi sử dụng internet của người dùng.

Thay vì ghi nhớ và nhập vào Google Chrome hay Cốc Cốc một tên miền cụ thể như “bacsiseo.com” thì giờ bạn chỉ cần nhập vài từ khóa vào Google và để Google trả về những kết quả chính xác cho những từ khóa đó.

Vậy làm sao để Google biết được đâu là những kết quả chính xác để trả về cho từ khóa mà bạn đã nhập?

Thực hiện cấu trúc chuẩn SEO cho toàn bộ website chính là câu trả lời.

Đó cũng chính là những gì mà Bác Sĩ SEO sẽ hướng dẫn bạn thực hiện trong bài viết này: cấu trúc chuẩn SEO cho website.

Đây là lý do tại sao bạn phải cấu trúc website chuẩn SEO

  • Hơn 1.2 nghìn tỷ lượt tìm kiếm được thực hiện trên Google mỗi năm. (nguồn: Internet Live Stats)
  • Hơn 3.5 tỷ lượt tìm kiếm được thực hiện trên Google mỗi ngày. (nguồn: Internet Live Stats).
  • 84,375 lượt tìm kiếm được thực hiện trên Google mỗi giây. (nguồn: Internet Live Stats).
  • Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. (không cần nguồn).
  • Hành vi của người dùng thay đổi từ nhập “trangweb.com” thành từ khóa + tên trang web hoặc chỉ từ khóa. Ví dụ: “seo là gì bacsiseo” được nhập vào thanh URL thay vì “www.bacsiseo.com/seo-la-gi/“.
  • Một website chuẩn SEO sẽ có khả năng xuất hiện trong top 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google.

Những thứ bạn cần có trước khi cấu trúc website chuẩn SEO

Cũng giống như nghiên cứu từ khóa, quá trình cấu trúc chuẩn SEO website phải trải qua nhiều công đoạn.

Lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi bắt đầu không bao giờ thừa.

Và hãy chắc chắn là bạn đã có những thứ sau.

Một trang web

Tất nhiên rồi.

Nhưng nếu bạn chưa có trang web thì sao?

Làm thế nào để tạo một website của riêng bạn?

Có 2 cách. Cách đầu tiên là bạn tự lập trình hay thuê lập trình viên để thiết kế trang web từ đầu đến cuối. Cách thứ hai là sử dụng các hệ thống CMS (Content Management System, như WordPress).

Với CMS như WordPress, bạn không cần phải biết lập trình hay design mới có thể tạo một trang web. Theo thống kê gần đây thì có đến 37.8% tổng số website trên thế giới hiện nay đều đang chạy trên nền tảng WordPress.

Một số nền tảng CMS khác có thể kể đến như: Magento, Joomla, Shopify, Wix, Squarespace, Webflow, Drupal,…

Nhưng vậy còn tự code website thì sao?

Khi nào nên tự code website?

  • Bạn có đội ngũ lập trình viên và designer in-house.
  • Bạn muốn nắm hoàn toàn quyền điều khiển trang web từ trong ra ngoài.
  • Bạn quan trọng quá trình học lập trình hơn là xây dựng trang web một cách nhanh chóng.
  • Bạn muốn xây dựng một trang web tĩnh (static web page), không cần cập nhật liên tục về mặt nội dung.

Vậy khi nào nên sử dụng WordPress?

  • Bạn muốn xây dụng một trang web nhanh chóng và dễ dàng.
  • Bạn cần liên tục cập nhật nội dụng cho website (như blog, tin tức,…).
  • Bạn không phải là lập trình viên.

Chuẩn bị sẵn sàng bộ từ khóa chính và từ khóa phụ

Nếu bạn không biết từ khóa chính, từ khóa phụ là gì thì hãy đọc toàn bộ bài hướng dẫn nghiên cứu từ khóa để biết thêm chi tiết.

Các bước thực hiện cấu trúc website chuẩn SEO

Bước 1: Flat website architecture

Flat website architecture dịch ra tiếng Việt là trang web có cấu trúc phẳng.

Nhưng như thế nào là một trang web có cấu trúc phẳng?

Đây là ảnh minh họa.

cấu trúc website chuẩn seo

Hãy hình dung thế này.

Một website chắn chắn sẽ có một trang chủ và nhiều trang phụ, trừ khi đó là landing page phục vụ cho chiến dịch marketing hay dùng để quảng bá cho doanh nghiệp địa phương (local business).

Mỗi trang phụ phụ có thể chia ra thành các trang thành phần nhỏ hơn.

Mỗi trang thành phần nhỏ hơn lại có thể được phân ra thành những nội dung nhỏ hơn nữa.

Và dĩ nhiên là nội dung của các trang thành phần đều phải liên quan đến chủ đề của các trang phụ.

Và tất cả các trang phụ cũng đều phải có nội dung, từ khóa liên quan đến chủ đề chính của trang web.

Nhưng điều bạn cần quan tâm là…

Hãy bảo đảm mọi nội dung trên trang web của bạn đều có thể được tìm thấy sau 3 cú nhấp chuột.

Tại sao?

Trước tiên, chúng ta cùng xem qua một kiểu cấu trúc website nữa, thường được gọi là deep site architecture.

Đây là ảnh minh họa.

cấu trúc website không chuẩn seo

Bác Sĩ SEO khuyên bạn nên tránh xa deep architecture và làm bạn với flat architecture.

Xây dựng một trang web có cấu trúc phẳng có 2 lợi ích:

  1. Giúp cho người truy cập dễ dàng tìm ra thông tin, nội dung hay content mong muốn trong trang web, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng và giảm bounce rate.
  2. Một trang web có cấu trúc phẳng được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao về mặt SEO và được coi là một trang web thân thiện với công cụ tìm kiếm.

Đây là ví dụ cấu trúc flat architecture cho một trang web chuẩn SEO của tiệm cắt tóc.

ví dụ cấu trúc website chuẩn seo của tiệm cắt tóc

Và đây là cấu trúc flat architecture cho một trang web chuẩn SEO liên quan đến chủ đề bất động sản.

ví dụ cấu trúc website chuẩn seo của trang web bất động sản

Như bạn có thể thấy, mức độ “flat” của một website còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, dịch vụ hay chủ đề của trang web.

Một website về chủ đề bất động sản chắc chắn sẽ không thể nào có cấu trúc phẳng như trang web của một cửa tiệm cắt tóc.

Một lưu ý nhỏ dành cho bạn.

Đừng cố gắng làm cho trang web có cấu trúc phẳng nếu nó không hợp logic.

Và bạn cũng không nên thiết kế một trang web có “cấu trúc quá phẳng”.

Một trang chủ có thể có hàng trăm trang phụ.

Nhưng một trang phụ thì không nên có số lượng nội dung lên tới hàng trăm.

Mặc dù flat site architecture giúp cho trang web thân thiện với Google và nâng cao trải nghiệm người dùng, nhưng cũng đừng vì vậy mà “ủi phẳng” hết mọi thứ.

Bước 2: Keyword mapping

Keyword mapping là quá trình sử dụng các từ khóa chính và từ khóa phụ để map keyword cho các trang thành phần của website.

Lưu ý

Bác Sĩ SEO đã viết một bài hướng dẫn nghiên cứu từ khóa cực kỳ chi tiết có đề cập đến những thứ bạn cần biết về từ khóa chính và từ khóa phụ.

Hãy đọc nó trước khi bạn đọc tiếp bài viết này.

Sau đây là hai điều quan trọng mà bạn cần nhớ:

  • Từ khóa chính là những từ khóa có mức độ liên quan cao nhất và lượng tìm kiếm nhiều nhất trong danh sách từ khóa chuẩn SEO đã qua các bước sàng lọc được đề cập trong bài hướng dẫn nghiên cứu từ khóa.
  • Từ khóa phụ là những từ khóa hỗ trợ từ khóa chính, giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được chủ đề chính của trang web. Từ khóa phụ thường có mức độ liên quan như từ khóa chính nhưng lại có lượng tìm kiếm ít hơn.

Vậy làm keyword mapping để cấu trúc website chuẩn SEO như thế nào?

Bước đầu tiên khi thực hiện keyword mapping là lên kế hoạch phân chia và cấu trúc các trang thành phần của một trang web.

Nó cũng gần giống như 2 ví dụ về cấu trúc phẳng của trang web tiệm cắt tóc và trang web bất động sản mà bạn đã đọc ở trên.

Chúng ta cùng làm thêm một ví dụ để hiểu rõ quá trình này.

Đây là ví dụ về trang web với chủ đề tự học IELTS.

Thông qua nghiên cứu từ khóa, bạn thu thập được những từ khóa chính có liên quan đến chủ đề tự học IELTS như: tự học ielts, cách tự học ielts, tự học ielts ở nhà, hướng dẫn tự học ielts,…

Trước tiên, bạn chia website thành các trang thành phần, giống như ví dụ dưới đây.

ví dụ cấu trúc website chuẩn seo của trang web có chủ đề tự học ielts

Tiếp theo, bạn sẽ tiến hành phân chia từ khóa chính – phụ.

Mỗi trang, bao gồm cả trang chủ, sẽ được phân chia từ khóa chính và từ khóa phụ tùy theo chủ đề của trang đó.

Đối với trang chủ, bạn nên sử dụng các từ khóa chính có chủ đề bao quát cho mọi từ khóa chính và từ khóa phụ còn lại.

Trong ví dụ này, trang web của chúng ta nói về chủ đề tự học ielts nên trang chủ sẽ được tối ưu cho từ khóa có lượng tìm kiếm nhiều nhất và liên quan nhất là “tự học ielts”.

Đối với các trang còn lại, bạn cũng tương tự phân chia từ khóa chính và từ khóa phụ sao cho phù hợp với chủ đề của trang thành phần.

Để thực hiện công đoạn này, bạn nên sử dụng Excel hoặc Google Sheets.

Các cột giá trị bạn nên có lần lượt là: Page/Title (tiêu đề trang), URL (liên kết trang), Từ khóa chính, Từ khóa phụ, Volume (lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng).

Bạn có thể thêm một cột “Ghi chú” nếu cảm thấy cần thiết.

Ví dụ:

Trang chủ:

phân chia từ khóa chính từ khóa phụ

Trang “Hướng dẫn tự học IELTS”:

phân chia từ khóa chính từ khóa phụ

Trang “Giới thiệu”:

phân chia từ khóa chính từ khóa phụ

Và cứ tương tự như vậy cho đến khi bạn thực hiện phân chia từ khóa chính và từ khóa phụ cho toàn bộ các trang web thành phần trong website.

Tổng kết

Để cấu trúc website chuẩn SEO, đây là những thứ bạn cần nhớ:

  • Một website có cấu trúc chuẩn SEO thường là flat site architecture.
  • Bảo đảm mọi nội dung trên trang web có thể được truy cập tối đa không quá 3 cú nhấp chuột.
  • Đừng cố gắng thiết kế trang web theo cấu trúc phẳng nếu không hợp logic. Hãy cân bằng giữa trải nghiệm người dùng và SEO.
  • Chia website thành những trang thành phần chính, với trang chủ là trang chứa nhiều liên kết để trỏ đến các trang thành phần.
  • Keyword mapping để phân chia từ khóa chính và từ khóa phụ cho các trang thành phần một cách hợp lý.

OK.

Bạn đã biết thế nào là website có cấu trúc chuẩn SEO.

Bạn cũng đã biết keyword mapping là gì và làm sao để phân chia từ khóa cho các trang thành phần.

Nhưng để thật sự tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thì không chỉ có vậy.

Bạn chưa thật sự sử dụng từ khóa chính, từ khóa phụ để tạo ra bất cứ nội dung nào cho trang web.

Tất cả những gì bạn làm cho đến thời điểm này chỉ là lên kế hoạch và cấu trúc website chuẩn SEO sử dụng bộ từ khóa mà bạn đã thu được từ bài hướng dẫn nghiên cứu từ khóa trước đó.

Vậy bước tiếp theo là gì?

Đọc bài viết này để biết cách viết bài chuẩn SEO cho website WordPress.

Hoặc.

Đọc bài viết này biết cách tối ưu SEO Onpage sau khi đã hoàn thành cấu trúc website chuẩn SEO.